Giáo án sách Hướng dẫn học tin học lớp 3,4,5 theo công văn 2345 - Bộ 2
Mời quý thầy/cô tải về giáo án sách Hướng dẫn học tin học lớp 3,4,5 theo công văn 2345 – Bộ 2

Ở bài trước, tudanglinh.com đã chia sẻ Giáo án cả năm sách Hướng dẫn học tin học lớp 3,4,5 theo công văn 2345. Hôm nay mình xin phép chia sẻ tiếp bộ 2 của giáo án này.

Mời thầy cô xem trước nội dung

Tuần 1
CHỦ ĐỀ 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
BÀI 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM

I. Thông tin bài học:

– Dạng bài: Lý thuyết + thực hành
– Thời lượng: 2 tiết
– Vị trí bài học: Bài học thứ 1 trong chủ để “ Khám phá máy tính”.

II. Mục tiêu:

1. Kiến thức:
– Gọi đúng tên các bộ phận của máy tính;
– Biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính;
– Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.
2. Kỹ năng:
– Nhận biết được một số loại máy tính thường gặp;
– Biết máy tính có thể hỗ trợ chúng ta làm những công việc gì trong đời sống.
3. Thái độ:
– HS thích thú khám phá máy tính và giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.
– Nghiêm túc và tự giác trong học tập, biết bảo vệ phòng máy tính.
– HS yêu thích bài học

4. Năng lực:
– Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông (Nhận diện, phân biệt được hình dạng và chức năng của các thiết bị kĩ thuật số thông dụng)
– NL d: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học (Sử dụng được một số phần mềm trò chơi hỗ trợ học tập, phần mềm học tập; tạo được các sản phẩm số đơn giản để phục vụ học tập và vui chơi)
– Năng lực tự học và giải quyết vấn đề: HS tự đọc SGK, thảo luận và tìm ra câu trả lời của GV, thực hiện rèn luyện trên máy tính
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cách làm việc nhóm để thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
– Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Xử lý các tình huống khi thực hiện các thao tác với máy tính.
5. Phẩm chất:
Chăm chỉ, kiên trì, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hành các thao tác. Trung thực và rèn luyện được tác phong tỉ mĩ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thực hành. Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm.

III. Nội dung bài học

– Nhận biết được các bộ phận của máy tính để bàn và chức năng của từng bộ phận.
– Biết được một số loại máy tính thường gặp như máy tính xách tay và máy tính bảng.
– Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.

IV. Thiết bị, học liệu:

– Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.
– Hình ảnh máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, phiếu bài tập.

V. Tiến trình dạy học

1. Khởi động:
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Các bộ phận của máy tính.

– Cho HS quan sát bức tranh về máy tính.

– Yêu cầu HS phát biểu những hiểu, biết của mình về máy tính

– Đặt vấn đề: Các em có rất nhiều ý kiến chia sẻ hiểu biết về máy tính, đã có em được tiếp xúc, sử dụng máy tính, có em chưa bao giờ được làm điều đó; nhưng không sao, hôm nay chúng ta sẽ cùng bắt đầu làm quen với người bạn mới của mình nhé. Người bạn mới của chúng ta có tên là Máy tính đấy, bạn ấy sẽ giúp em học bài, liên lạc với bạn bè, tìm hiểu thế giới xung quanh và cùng cùng chơi các trò chơi thú vị và bổ ích. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về bạn ấy nhé!

– Tổ chức HS theo nhóm/cặp, HS quan sát máy tính thật và kết hợp đọc thông tin trong sách, thảo luận, chia sẻ về những điều các em đã biết với những phát hiện mới.

– GV quan sát các nhóm hoạt động và kết luận của các nhóm rồi đưa ra kết quả cuối cùng về công dụng của máy tính.

– HS quan sát tranh và chia sẻ.

– Máy tính dùng để học Toán, chơi game, nghe nhạc, liên lạc…

– Máy tính thường có 4 bộ phận chính: Thân máy, bàn phím, chuột, màn hình.

– HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn

– HS hoạt động theo nhóm. Các nhóm quan sát tranh, nội dung bài học trong SGK và đưa ra kết luận về các bộ phận của một máy tính để bàn.

– Máy tính để bàn có 4 bộ phận, đó là: Màn hình, thân máy, bàn phím, chuột.

+ Màn hình là nơi hiển thị kết quả của máy tính.

+ Thân máy tính là hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi trong đó có bộ xử lý được ví như bộ não, điều khiển mọi hoạt động của máy tính.

+ Bàn phím máy tính gồm nhiều phim. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính.

+ Chuột máy tính giúp em điều khiển máy tính thuận tiện hơn.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. GV sử dụng máy chiếu hướng dẫn HS mở chương trình WordPad, giúp HS luyện gõ bàn phím.

– Quan sát và trợ giúp các nhóm chưa làm được. Hướng dẫn HS luyện gõ các phím.

2. Yêu cầu HS làm các bài tập trong SGK: bài 2-trang 8; bài 3, bài 4-trang 9. HS làm các nhân vào vở rồi tổng hợp kết quả vào phiếu học tập.

– GV quan sát và hỗ trợ các nhóm HS yếu.

– Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả bài tập.

Bài 2: Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng

Bài 3: Nối ô ở cột trái với ô ở cột phải để được câu đúng

Giáo án sách Hướng dẫn học tin học lớp 3,4,5 theo công văn 2345 - Bộ 2

Bài 4: Nối hình tương ứng

– GV nhận xét và đưa ra kết luận cuối cùng.

– Quan sát và thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.

– HS thực hành theo nhóm đôi.

– HS làm cá nhân vào SGK và chốt nội dung bài tập vào phiếu học tập theo nhóm.

– Trưởng các nhóm báo cáo kết quả đã làm được với GV.

Bài 2:

– Máy tính xách tay có thân máy, thân máy được gắn phía dưới bàn phím.

– Máy tính bảng có bàn phím, khi cần dùng bàn phím người dùng điều chỉnh để bàn phím hiện lên trên màn hình.

Bài 3:

Giáo án sách Hướng dẫn học tin học lớp 3,4,5 theo công văn 2345 - Bộ 2

Bài 4: Nối hình tương ứng

Giáo án sách Hướng dẫn học tin học lớp 3,4,5 theo công văn 2345 - Bộ 2
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG

– GV yêu cầu HS quan sát 4 chiếc thẻ và 3 chiếc hộp rồi sắp xếp các thẻ ở trên vào các hộp ở dưới.

– Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.

Giáo án sách Hướng dẫn học tin học lớp 3,4,5 theo công văn 2345 - Bộ 2

– GV nhận xét và đua kết quả cuối cùng và yêu cầu các em HS chữa BT vào vở ghi (hoặc SGK).

– HS quan sát và sắp xếp theo nhóm.

– Trưởng các nhóm báo cáo kết quả.

Giáo án sách Hướng dẫn học tin học lớp 3,4,5 theo công văn 2345 - Bộ 2

– HS làm bài tập vào vở cá nhân.

EM CẦN GHI NHỚ

+ Máy tính để bàn có các bộ phận chính: thân máy, màn hình, bàn phím và chuột.

+ Ngoài máy tính để bàn, còn có một số loại máy tính thường gặp như: máy tính xách tay, máy tính bàng,…

+ Máy tính có thể giúp em nhiều công việc như: học bài, giải trí, liên lạc với mọi người.

4. Nhận xét, dặn dò:

– GV nhận xét tiết học, tuyên dương cá nhân và nhóm học tốt.

– Dặn dò HS về học bài cũ và chuẩn bị bài mới Bài 2: Bắt đầu làm việc với máy tính.

Link tải Giáo án sách Hướng dẫn học tin học lớp 3,4,5 theo công văn 2345 – Bộ 2 (Google Drive)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.